Đăng nhập
Bạn muốn tạo chứng cứ pháp lý trong giao dịch và các quan hệ pháp luật?               Bạn thắng kiện trong một vụ án và muốn Thừa phát lại trực tiếp thi hành?      Bạn gặp vấn đề vì không chứng minh được bên phải thi hành án tài sản để thi hành án?                Hoặc bạn có thắc mắc gì về pháp luật?      Liên hệ số 01234 112 115  hoặc  0906 311 132 để được hỗ trợ ngay!

Đánh giá website của tôi
Rất hữu ích
Bình thường
Nội dung kém
Không có bình luận


(Đức Hoài)-Hụi là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền (hoặc tài sản khác), thể thức góp, lĩnh hụi và quyền, nghĩa vụ của các bên (Theo điều 479 (BLDS năm 2005))

Theo điều 4 NĐ 144/2006/NĐ-CP Hụi chia ra hai hình thức:

        + Hụi không có lãi.

        + Hụi có lãi

        Hụi có lãi gồm: Hụi đầu thảo và Hụi hưởng hoa hồng.   

    Theo điều 4 NĐ 144/2006/NĐ-CP thì nội dung thoả thuận về Hụi gồm:

        + Chủ hụi

        + Số người tham gia, phần hụi.

        + Kỳ mở hụi.

        + Thể thức góp và lĩnh hụi.

        + Quyền và nghĩa vụ của người tham gia.

        + Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ.

        + Chuyển giao, ra khỏi hụi, chấm dứt hụi.

        + Các nội dung khác.

    Theo điều 19 NĐ 144/2006/NĐ-CP

        Hụi đầu thảo: là hụi mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia, chủ hụi được lĩnh toàn bộ các phần hụi trong một kỳ mở hụi và không phải trả lãi cho các thành viên khác. Trong các kỳ mở hụi khác, thành viên trả lãi cao nhất được lĩnh hụi và phải trả lãi cho các thành viên khác.

    Theo điều 24 NĐ 144/2006/NĐ-CP:

        Hụi hưởng hao hồng: là hụi mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia, chủ hụi có trách nhiệm thu phần hụi của các thanh viên góp để giao cho người được lĩnh hụi. người được lĩnh hụi phải trả lãi cho các thành viên khác và trả hoa hồng cho chủ hụi. Mức hoa hồng do những người tham gia thoả thuận.

    Theo điều 10 NĐ 144/2006/NĐ-CP và điều 476 (BLDS):

        Trường hợp "họ" có lãi do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 100% lãi suất của Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời điểm trả nợ.

A. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia giao dịch:

    I. Đối với hụi không có lãi: (Điều 13, 14, 15, 16 của NĐ 144/2006/NĐ-CP):

        Quyền của thành viên:

            - Được nhận các phần hụi từ chủ hụi hoặc các thành viên khác trong hụi đến ký mở hụi.

            - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm.

            - Chuyển giao phần hụi theo nghĩa vụ dân sự pháp luật dân sự (Điều 309, 317 BLDS)

            - Ra khỏi hụi theo sự thoả thuận.

            - Yêu cầu chủ hụi hoặc người giữ hụi cho xem sổ và cung cấp các thông tin có liên quan đến hụi.

            - Các quyền khác theo thảo thuận.

        Nghĩa vụ của thành viên:

            - Góp phần hụi theo thoả thuận cho chủ hụi hoặc cho thành viên được lĩnh hụi.

            - Bồi thường thiệt hại do mình gây ra.

            - Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận.

        Quyền của chủ hụi:

            - Yêu cầu các thành viên phải góp hụi.

            - Yêu cầu thành viên được lĩnh hụi nhận các phần hụi theo kỳ mở.

            - Yêu cầu thành viên không góp phần hụi của mình và phải hoàn trả phần hụi trong trường hợp chủ hụi đã góp thay cho thành viên đó.

            - Các quyền khác theo thoả thuận.

        Nghĩa vụ của chủ hụi:

            - Lập và giữ sổ hụi, giấy tờ có liên quan đến hụi.

            - Thu phần hụi của các thành viên.

            - Giao các phần hụi cho thành viên được lĩnh.

            - Nộp thay phần hụi của thành viên trong trường hợp cp1 thoả thuận nếu đến kỳ mở hụi mà thành viên không góp hụi.

            - Cho các thành viên xem sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến hụi khi có yêu cầu.   

            - Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận.

    II. Đối với hụi có lãi (Điều 20, 21, 22, 23, 25, 26, 27, 28 ND 144/2006/NĐ-CP):

        1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên trong hụi đầu thảo:

            Quyền:

                - Đưa ra mức lãi trong mỗi kỳ mở (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 48).

                - Hưởng lãi từ thành viên được lĩnh.

                - Các quyền khác theo quy định như hụi không có lãi.

            Nghĩa vụ:

                - Góp phần hụi.

                - Trả lãi cho các thành viên khác khi được lĩnh hụi.

                - Bồi thường thiệt hại cho những người tham gia hụi nếu vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại.

                - Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận.

        2. Quyền và nghĩa vụ của chủ hụi đầu thảo:

                - Đựơc lĩnh các phần hụi trong mỗi kỳ mở hụi.

                - Yêu cầu thành viên không góp phần hụi của mình phải hoàn trả phần hụi phần hụi trong trường hợp chủ hụi đã góp thay cho thành viên đó.

                - Không phải trả lãi cho các thành viên khác.

        3. Quyền và nghĩa vụ của thành viên trong hụi hưởng hoa hồng:

                - Trả khoản hoa hồng cho chủ hụi.

                - Các quyền và nghĩa vụ như hụi đầu thảo.

        4. Quyền và nghĩa vụ của chủ hụi trong hưởng hoa hồng:

                - Được hưởng hoa hồng từ các thành viên được lĩnh hụi.

                - Yêu cầu các thành viên góp phần hụi.

                - Yêu cầu các thành viên không góp phần hụi của mình phải hoàn trả phần hụi trong trường hợp chủ hụi đã góp thay thành viên đó.

                - Các nghĩa vụ khác như trong hụi đầu thảo.

B. Căn cứ pháp lý và giải quyết tranh chấp:

    I. Trách nhiệm của chủ hụi:

        - Phải giao các phần hụi đã thu của các thành viên cho thành viên được lĩnh hụi theo yêu cầu và bồi thường thiệt hại nếu có.

        - Phải trả lãi đối với các phần hụi giao chậm theo mức lãi suất do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận thì theo lãi suất Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm giao.

    II. Trách nhiệm của thành viên:

        - Phải thanh toán đủ phần hụi khi đến kỳ mở hụi trong trường hợp còn thiếu tương ứng với thời gian chưa thanh toán đến khi kết thúc hụi và bồi thường thiệt hạn nếu có.

        - Phải trả lãi trong trường hợp chậm góp của phần mình cho chủ hụi, mức lãi do các bên thoả thuận, nếu không thỏa thuận thì theo lãi suất Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả các phần hụi.

    III. Gải quyết tranh chấp:

            Bằng thương lượng, hoà giải theo yêu cầu của một hoặc nhiều người tham gia hụi, được giải quyết tại Toà án theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự

Nguồn: http://www.baclieu.gov.vn/

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Tự tạo website với Webmienphi.vn