Đăng nhập
Bạn muốn tạo chứng cứ pháp lý trong giao dịch và các quan hệ pháp luật?               Bạn thắng kiện trong một vụ án và muốn Thừa phát lại trực tiếp thi hành?      Bạn gặp vấn đề vì không chứng minh được bên phải thi hành án tài sản để thi hành án?                Hoặc bạn có thắc mắc gì về pháp luật?      Liên hệ số 01234 112 115  hoặc  0906 311 132 để được hỗ trợ ngay!

Đánh giá website của tôi
Rất hữu ích
Bình thường
Nội dung kém
Không có bình luận


(Đức Hoài)-Khi có tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau, thì việc giải quyết các tranh chấp này được thực hiện như thế nào?

Theo quy định của Luật đất đai năm 2003; Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, khi có tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì được giải quyết như sau: Bước 1. Tiến hành hòa giải

Thứ nhất, khi có tranh chấp về đất đai, trước hết các bên tự hòa giải với nhau để tìm ra phương án giải quyết hợp tình, hợp lý, tiết kiệm thời gian, công sức và giữ gìn tình làng, nghĩa xóm.

Thứ hai, nếu các bên không tự hòa giải được thì yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thông qua tổ hòa giải ở cơ sở.

Việc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải tại tổ hòa giải cơ sở được tiến hành theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Bước 2. Giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã

Nếu các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất tranh chấp để yêu cầu giải quyết.

Việc giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện như sau:

- Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết về tranh chấp đất đai, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.

- Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày (30) làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp xã nhận được đơn.

- Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân cấp xã chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết theo 02 phương án, đó là:(1)Khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết; (2) yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết.

Phương án 1. Khởi kiện tại Tòa án

Các bên tranh chấp về đất đai, chỉ được khởi kiện tại Tòa án đối với các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp thứ hai,  hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

+  Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.

+  Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.

+ Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật.

+  Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

Trường hợp thứ ba, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ nêu trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Trường hợp thứ tư, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

Phương án 2. Yêu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết

Yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết đối với trường hợp: Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ nêu trên, thì được giải quyết như sau:

- Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giải quyết.

- Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đức Hoài

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Tự tạo website với Webmienphi.vn